Tìm hiểu thành phần hóa học và công dụng của trà (chè)
Chè Thái Nguyên, thứ chè nổi tiếng nhất Việt Nam với hương và vị độc nhất đã khiến bao người say đắm, cùng với cái chất khiến bao cơ thể ngày thêm khỏe mạnh.
Vậy bạn có biết thành phần hóa học của cây chè cũng như những tác dụng từ các thành phần đó mang lại chưa? Nay Việt Cổ Trà sẽ giúp bạn làm rõ hơn vấn đề này.
Với sự thâm nhập của trà vào phương Tây, các thành phần hóa học của cây chè bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1827 (Oudry). Đến nay, người ta phát hiện được trong thành phần của chè có 13 nhóm gồm 120-130 hoạt chất khác nhau:
Thành phần hóa học trong trà:
- Nhóm chất đường: glucoza, fructoza,.. tạo giá trị dinh dưỡng và mùi thơm khi chế biến ở nhiệt độ cao.
- Nhóm tinh dầu: metyl salixylat, citronellol,..tạo nên hương thơm riêng của mỗi loại chè, chịu ảnh hưởng của khí hậu, loại đất và quy trình chế biến.
- Nhóm sắc tố: chất diệp lục, caroten, xanthophin, làm cho nước chè có thể từ màu xanh nhạt đến xanh lục sẫm hoặc từ màu vàng đến đỏ nâu và nâu sẫm.
- Nhóm axít hữu cơ: gồm 8-9 loại khác nhau, có tác dụng tăng giá trị về mặt thực phẩm và có chất tạo ra vị.
- Nhóm chất vô cơ: kali, phốtpho, lưu huỳnh, flo,magiê, canxi,..
- Nhóm vitamin: C, B1, B2, PP,…: hầu hết tan trong nước, do đó người ta nói nước chè có giá trị như thuốc bổ.
- Nhóm glucozit: góp phần tạo ra hương chè và có thể làm cho nước chè có vị đắng, chát và màu hồng đỏ.
- Nhóm chất chát (tanin): chiếm 15%-30% trong chè, sau khi chế biến thì nó trở thành vị chát…
- Nhóm chất nhựa: đóng vai trò tạo mùi thơm và giữ cho mùi không thoát đi nhanh (chất này rất quan trọng trong việc chế biến trà rời thành trà bánh).
- Nhóm chất keo (petin): giúp bảo quản trà được lâu vì có tính năng khó hút ẩm.
- Nhóm ancal: cafein, theobromin, theophylin, adenin, guanin,..
- Nhóm protein và axit amin: tạo giá trị dinh dưỡng và hương thơm cho chè.
- Nhóm enzim: là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình biến đổi của cơ thể sống.
Tác dụng của trà xanh thể hiện qua thành phần hóa học:
- Diệt khuẩn.
- Chống chất phóng xạ.
- Giúp cơ thể tỉnh táo, kích thích lao động, đem lại niềm vui.
- Thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết.
- Giúp cho hô hấp và tim mạch.
- Phòng bệnh đau răng.
- Hạ cholesterol và chất béo trong máu.
- Bảo vệ thần kinh trong bệnh Pakinson...
Tác dụng của trà xanh vẫn còn được lưu giữ trong bã trà:
- Phơi khô bỏ túi giấy treo trong nhà vệ sinh khử mùi hôi. Để trong tủ lạnh khử mùi khó chịu của nhiều loại thực phẩm.
- Cho vào xoong, chảo rang trong ≈ 15’ khử mùi tanh của cá
- Lấy bã trà xát lên gương, kính bị ố, rồi lau bằng khăn lạnh thì gương, kính sẽ sáng bóng
- Lấy bã trà khô đốt lên sẽ đuổi được gián, kiến
- Đổ bã trà vào chậu cây cảnh sẽ giữ được độ ẩm
Việt Cổ Trà sưu tầm.